Duolingo English: Có phải là cách học ngoại ngữ đúng đắn?

Đánh giá Duolingo

Duolingo English: Có phải là cách học ngoại ngữ đúng đắn?

Liệu bạn có thể thật sự học ngoại ngữ với Duolingo? Làm thế nào để bạn có thể sử dụng Duolingo hiệu quả? Nhìn chung, bạn đúng là có thể học ngoại ngữ với Duolingo. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ứng dụng này sẽ giúp bạn thông thạo một ngoại ngữ.

Hiện tại, ngoài tiếng Anh, bạn còn có thể học tiếng Trung bằng tiếng Việt với Duolingo. Nhưng nếu bạn chọn ngôn ngữ gốc là tiếng Anh, bạn có thể học đến 37 ngôn ngữ khác.

Trong bài viết này, hãy cùng Netviet tìm hiểu cách hoạt động của ứng dụng này cũng như cách ứng dụng này hỗ trợ bạn học ngoại ngữ nhé!

Duolingo hoạt động như thế nào?

Duolingo là một ứng dụng học ngôn ngữ đơn giản. Bạn chỉ cần đăng kí tài khoản, chọn ngôn ngữ mục tiêu, đặt mục tiêu hàng tuần, và thế là bạn đã có thể bắt đầu.

Các bài học của Duolingo

Mỗi khóa học của Duolingo được phân thành từng bài học nhỏ (là các vòng tròn trong ảnh bên dưới) được nhóm lại dựa trên các kĩ năng mà bạn cần học.

Các bài học của Doulingo

Duolingo đã quyết định trước các thứ tự bài học. Việc của bạn chỉ đơn giản là học lần lượt theo chỉ dẫn của họ thôi. Bạn chỉ có thể học một bài học nếu bạn đã hoàn thành bài học trước đó. Tức là bạn cần hoàn thành bài 1 để có thể học bài 2, bài 3,… Nhưng nếu bạn muốn “nhảy cóc”, bạn cần hoàn thành bài kiểm tra mà Duolingo đưa ra.

Bài test của Duolingo

Điều này cũng áp dụng khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ. Bạn có thể học theo thứ tự họ đề ra hoặc tham gia vào một bài kiểm tra đầu vào để “nhảy cóc” đến bài học phù hợp với trình độ của bạn.

Các bài học của Duolingo như thế nào?

Mỗi bài học bao gồm nhiều hoạt động, chẳng hạn như dịch thuật. Hình ảnh dưới đây là giao diện của dạng hoạt động này.

Hoạt động dịch thuật của Duolingo

Đối với hoạt động dưới đây, bạn phải thu âm lại giọng nói của mình.

Từ vựng mới thường được dạy bằng hình ảnh và các điểm ngữ pháp được giải thích trong các bong bóng chat nhỏ.

Ngoài ra còn có bài tập nghe mà bạn cần phải nhập vào những gì mà bạn nghe được. Nhưng nếu bạn không thể thu âm hoặc không thể nghe thì cũng không sao. Ứng dụng có cung cấp tùy chọn bỏ qua các bài tập nghe hoặc nói.

Duolingo còn có hệ thống “trái tim” mà mỗi lần bạn sai, bạn sẽ mất một trái tim. Nếu bạn không còn trái tim nào, bạn phải học lại các bài học trước đó để lấy lại trái tim.

“Trái tim” của bạn sẽ tự động được nạp lại mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn dùng Duolingo Plus, bạn sẽ có vô hạn trái tim, cùng với đó là các câu đố để kiếm tra tiến độ và một số tính năng hữu ích khác.

Họ tạo ra hệ thống này vì các nghiên cứu của họ cho thấy mọi người không xem lại các bài mà họ đã học. Hệ thống này sẽ khuyến khích mọi người học chậm lại và xem lại những gì họ đã học.

Duolingo giúp bạn nhắm mục tiêu vào những từ bạn chưa thuộc

Khi bạn hoàn thành một bài học, một pop-up sẽ xuất hiện. Tại đây, bạn có thể xem lại những gì đã học với hai lựa chọn là “luyện tập thường xuyên” và “luyện tập chăm chỉ”. Dù bạn chọn tùy chọn nào, Duolingo cũng sẽ giúp bạn nhớ những từ bạn chưa thuộc.

Thực hành lại bài học cũ trong Duolingo

Mỗi khi bạn luyện tập kiến thức của một bài học, biểu tượng bài học đó sẽ chuyển sang màu vàng. Nhưng chỉ sau vài ngày, biểu tượng đó sẽ trở lại bình thường và sẽ có một thanh hiển thị mức độ “được ghi nhớ” xuất hiện dưới biểu tượng bài học đó. Vì vậy, hãy thường xuyên xem lại những bài mà bạn đã học.

Duolingo theo dõi tiến độ hàng ngày của bạn

Vào cuối mỗi bài học, bạn sẽ nhận được một bản báo cáo tiến độ cũng như số ngày mà bạn liên tục học ngôn ngữ đó bằng ứng dụng. Nếu bạn kiếm được bất kì lingot nào (đơn vị tiền tệ ảo của Duolingo mà bạn kiếm được khi trả lời đúng các câu hỏi) cũng được hiển thị ở đây. Bạn có thể dùng lingot để mua trang phục cho linh vật cú Duolingo.

Duolingo có gì tốt?

Dưới đây là một số điều mà Duolingo đã giúp tôi trong công cuộc học ngoại ngữ của mình.

Cho bạn động lực học ngoại ngữ

Duolingo nhận ra rằng mọi người cần có động lực để đảm bảo họ không bỏ cuộc giữa chừng. Ứng dụng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp bạn luôn có động lực khi học ngoại ngữ.

Đầu tiên là họ giúp chúng ta thiết lập mục tiêu. Có nhiều mục tiêu mà bạn có thể chọn, từ “bình thường” cho đến “điên rồ”, tùy thuộc vào độ nghiêm túc của bạn trong việc học và bạn muốn tiến bộ nhanh đến mức nào. Sau khi đã thiết lập mục tiêu, Duolingo sẽ nhắc nhở bạn mỗi ngày để giúp bạn đạt được mục tiêu đã đề ra.

Phương pháp này rất hữu hiệu cho những ai có thể có thêm động lực từ những số liệu thống kê.

Hai phương pháp khác mà Duolingo áp dụng là thưởng lingot bằng cách trả lời các câu hỏi đúng và dùng bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng là nơi họ xếp hạng bạn so với bạn bè và những người cũng đang học ngôn ngữ đó.

Học dùng những câu đơn giản ngay từ ngày đầu tiên

Nếu như bạn là một người thiếu kiên nhẫn, muốn nói/viết ra những câu đơn giản ngay lập tức, Duolingo sẽ không làm bạn thất vọng. Chỉ sau ba hoặc bốn trang trình bày nội dung, bạn sẽ được học cách tạo một câu:

Tất cả những gì bạn cần làm sau đó là đi tìm một người bản ngữ để luyện tập (thay vì mãi nhìn vào màn hình điện thoại).

Cách nhắc nhở xem lại bài học trực quan

Các thanh ngang hiển thị bên dưới mỗi bài học là một cách nhắc nhở tuyệt vời. Bạn sẽ quên đi nhiều kiến thức nếu không thường xuyên ôn tập. Bạn nghĩ rằng bạn đã học xong một điều gì đó và nên tiếp tục, nhưng điều mà bạn thực sự đang cần là thường xuyên xem lại bài học cũ.

Giao diện rất đẹp

Tôi yêu thích mọi thứ về giao diện của Duolingo. Một trong những điều tôi thích nhất là nút hình con rùa nhỏ cho phép bạn nghe âm thanh mẫu của một từ hay câu chậm hơn. Tính năng này rất hữu dụng, đặc biệt là khi bạn phải nhập lại những gì mà bạn nghe thấy.

Giao diện của Duolingo

Học bằng hình ảnh

Rất nhiều bài học trong Duolingo có đi kèm vời nhiều hình ảnh minh họa trực quan. Từ vựng thường được học với hình ảnh. Những từ mới và điểm ngữ pháp cũng được đánh dấu rõ ràng trong đoạn văn.

Ngoài ra, khi bạn học đến những bài nâng cao hơn, bạn bắt đầu học nhiều hơn bằng ngữ cảnh và hình ảnh hơn là bằng cách dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Có nhiều tính năng hữu ích như Duolingo Stories và Duolingo Podcast

Sau khi có 10 vương miện, bạn sẽ dùng được tính năng Duolingo Stories để đọc các câu chuyện bằng ngôn ngữ bạn đang học. Tuy nhiên, tính năng này hiện chỉ khả dụng cho tiếng Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức, và Bồ Đào Nha.

Ngoài ra còn có thêm Duolingo Podcast cho người học tiếng Anh, Tây Ban Nha, và Pháp. Về cơ bản, đây là sách nói mà bạn có thể nghe để cải thiện khả năng nghe hiểu của bản thân.

Một số lưu ý mà bạn nên biết

Mặc dù Duolingo có thể rất hữu ích trong việc giúp bạn học ngoại ngữ, nhưng cũng có một số điều mà bạn cần lưu ý trước khi dùng ứng dụng này.

Hệ thống “trái tim” có thể khiến nhiều người nản lòng

Mắc sai lầm là một điều không thể tránh khỏi và cũng là điều thiết yếu khi học một ngôn ngữ. Để có thể nói trôi chảy, bạn phải có đủ can đảm để nói ra mọi thứ ngay cả khi bạn biết rằng nó không hoàn hảo.

Nhưng với hệ thống “trái tim”, bạn chỉ có thể mắc năm sai lầm mỗi ngày. Một số người sẽ cảm thấy nản lòng và cảm thấy họ không thể mắc sai lầm, mặc dù đây là điều thiết yếu.

Nhưng điều này đang dần được cải thiện. Trong quá khứ, Duolingo tính mọi sai lầm cho dù là nhỏ nhất, cho dù có thể đó chỉ là lỗi đánh máy. Nhưng tính năng này giờ đã được tinh chỉnh và bắt đầu bỏ qua các lỗi chính tả và những điều nhỏ nhặt khác. Ứng dụng vẫn sẽ chỉ ra chỗ sai cho người học, nhưng nó ít khắc nghiệt hơn.

Dù vậy, bạn cũng đừng quá coi trọng chủ nghĩa hoàn hảo của Duolingo. Mắc sai lầm khi học ngôn ngữ là một điều hoàn toàn bình thường.

Có một số câu không tự nhiên

Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng khi bạn học đến những cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Một số câu mà ứng dụng bảo bạn dịch thường không được sử dụng ở ngoài đời. Tuy nhiên, mục đích của họ là nhằm minh họa một số khái niệm về ngôn ngữ, cho nên điều này có thể châm chước được.

Không thể kiểm soát được chủ đề từ vựng mà bạn sẽ học

Bạn chỉ có thể học các bài học mới khi bạn đã hoàn thành bài học trước đó. Vì vậy, đôi khi bạn sẽ phải học những từ vựng không phù hợp với mục tiêu của bạn.

Tôi ước mình có nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc lựa chọn chủ đề từ vựng để học.

Không có sự tương tác giữa người với người

Duolingo có thể khiến bạn ảo tưởng rằng bạn đang luyện kĩ năng nói. Nhưng thực ra những gì mà ứng dụng yêu cầu chỉ là nói ra đoạn văn bản được hiển thi trên màn hình.

Vì vậy, khi thực hiện các “bài tập nói” của Duolingo, về cơ bản bạn chỉ nói lại những gì có sẵn. Bạn không hề yêu cầu bộ não của bạn tạo ra một câu hoàn chỉnh.

Hay nói cách khác, Duolingo chỉ đang luyện kĩ năng phát âm của bạn chứ không phải là kĩ năng nói. Vì vậy, bạn cần phải tìm một nguồn tài liệu khác để luyện kĩ năng nói, đặc biệt nếu mục tiêu của bạn là nói chuyện với người bản ngữ.

Có rất nhiều quảng cáo nếu như bạn không đăng kí Duolingo Plus

Có rất nhiều quảng cáo trong ứng dụng trừ khi bạn mua Duolingo Plus. Điều này có thể khiến bạn khó chịu và mất tập trung khi học.

Kết luận: Duolingo là một ứng dụng tuyệt vời

Duolingo không phải là một khóa học ngôn ngữ, nhưng nó là sự bổ sung tuyệt vời. Ứng dụng rất dễ sử dụng, và quan trọng nhất là nó có hiệu quả.

Hãy thực hành nhiều! Nếu mục đích của bạn là nói một ngôn ngữ trôi chảy, hãy nhớ đọc, nói, và thực sự sống trong ngôn ngữ mà bạn đang học.

Tin liên quan

DU HỌC NETVIET

https://nv.edu.vn/
Đặc quyền đăng ký du học tại NETVIET EDU : Không cần đặt cọc tiền đầu vào khi nộp hồ sơ ghi danh du học - Liên kết với hơn 500 trường - Tối ưu chi phí du học ở mức thấp nhất - Uy tín - Chuyên nghiệp - Hiệu quả

Không có bình luận

Bình luận